Kiến Thức Tấm Pin NLMT

Kiến Thức Tấm Pin NLMT

Nội Dung

Kiến Thức Tấm Pin NLMT

Cách đọc hiểu các thông số kỹ thuật của tấm pin năng lượng mặt trời và biến tần NLMT

Rất nhiều các quý cô bác anh chị hỏi về ý nghĩa các thông số trên tấm pin năng lượng mặt trời cũng như hiệu suất tấm pin xem ở đâu như thế nào????

Hay ý nghĩa datasheet của các loại Inverter, tính toán lắp pin như thế nào? Vì sao phải mắc nối tiếp hoặc vì sao phải mắc song song.

ĐẠI PHONG SOLAR trong phạm vi bài viết này, đưa ra một số hiểu biết của mình về thông số tấm pin để các anh chị cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến.

Kiến Thức Tấm Pin NLMT

Kiến Thức Tấm Pin NLMT

TẤM PIN

  1. Các điều kiện thử nghiệm của tấm pin:
  2. ĐIỀU KIỆN THỬ NGHIỆM TIÊU CHUẨN (STC):

Đây là điều kiện thử nghiệm kiểm tra tấm pin tiêu chuẩn ở chế độ nhiệt độ tất cả các Cell là 25 độ C và cường độ ánh sáng 1000W/m2. Hay đơn giản là điều kiện ánh nắng mặt trời vào buổi trưa và mật độ khí quyển là 1.5.

  1. NHIỆT ĐỘ TẾ BÀO HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG (NOCT): Như mục 1 nhưng với nhiệt độ thử nghiệm là nhiệt độ không khí 20 độ C và cường độ ánh sáng là 800W/m2 và sức gió làm mát mặt dưới tấm pin là 2.24MPH.

Như vậy, điều kiện này sẽ gần thực tế hơn điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn.

  1. Thông số kỹ thuật đầu ra của tấm pin:
  2. Điện áp mạch mở (VoC):

Là điện áp đầu ra của tấm pin khi không có tải, và cũng là điện áp tối đa tấm pin tạo ra dưới điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC).

DO VẬY, CHỈ SỐ NÀY DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG TẤM PIN TỐI ĐA ĐƯỢC LẮP NỐI TIẾP VÀO ĐẦU VÀO CỦA INVERTER ĐỂ INVERTER KHÔNG BỊ CHÁY.

VoC có khả năng tạo ra trong khoảng thời gian ngắn vào buổi sáng khi mặt trời mới mọc, tấm pin còn mát mẻ và các thiết bị điện tử, tải được kết nối chưa hoạt động trở lại.

LƯU Ý: CẦU CHÌ VÀ CẦU DAO CHỈ BẢO VỆ DÒNG, KHÔNG PHÒNG ĐƯỢC QUÁ ÁP. DO ĐÓ, ÁP QUÁ CAO VÀO CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN SẼ GÂY HỎNG THIẾT BỊ.

Kiến Thức Tấm Pin NLMT

Kiến Thức Tấm Pin NLMT

  1. Dòng điện ngắn mạch (ISC):

Là dòng điện tấm pin tạo ra khi không kết nối với tải và hai cực âm dương tấm pin bắt điện kết nối trực tiếp với nhau. Đây là dòng cao nhất mà tấm pin tạo ra trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC).

DO VẬY, KHI TÍNH TOÁN DÒNG ĐIỆN TỐI ĐA ĐẤU NỐI VÀO INVERTER TA SẼ DÙNG CHỈ SỐ NÀY ĐỂ TÍNH TOÁN.

  1. Điểm công suất tối đa (Pmax):

Là tích số của mức điện áp và dòng cao nhất

WATT = Vôn x Ampe

Khi sử dụng một bộ theo dõi điểm công suất tối đa (MPPT), thì đây là điểm mà các thiết bị MPPT sẽ cố gắng để giữ mức điện áp và cường độ dòng điện giúp tối đa hóa công suất điện phát ra.

  1. Điện áp tại điểm tối đa (Vmpp):

Là điện áp khi công suất đầu ra là lớn nhất. Đây là mức tối đa trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn.

  1. Cường độ dòng điện tại điểm công suất tối đa (Impp):

Là cường độ dòng điện khi công suất đầu ra là lớn nhất. Đây là cường độ dòng điện thực tế trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn.

  1. Điện áp định mức:

Còn gọi là điện áp danh nghĩa, dùng để tính toán tổng số điện áp khi muốn mắc các tấm pin nối tiếp với nhau trước khi lắp vào Inverter.

  1. Hiệu suất chuyển đổi của Module (Module Efficiency STC):

Giá trị = Pmax/diện tích tấm pin.

  1. Các thông số chung:
  2. Operating Tempurature: Dãy Nhiệt độ hoạt động
  3. Maximum System Voltage ( Điện áp tối đa của giàn pin ): Tổng điện áp hở mạch của các tấm pin mắc nối tiếp với nhau ( string ) không được phép lớn hơn giá trị này.
  4. Maximum Fuse Rating ( Dòng tối đa của cầu chì ): Sử dụng để chọn cầu chì khi hệ thống các bạn có từ 3 string trở lên.
  5. Power Tolerance ( sai số công suất ): Thông thường các tấm pin sẽ có sai số.

VD: Thùng tấm pin 310 W các tấm pin sẽ có công suất 310,311,312W…

  1. Temperature coefficients of Pmax ( Độ suy giảm công suất phát theo nhiệt độ ): Giá trị giải thích khi hoạt động ngoài môi trường công suất phát của tấm pin sẽ giảm ( chỉ đạt khoảng 80 – 90% ).

6.Temperature coefficients of Voc : Độ suy giảm Voc theo nhiệt độ .

  1. Temperature coefficients of Isc : Độ tăng dòng ngắn mạch theo nhiệt độ.
  2. Nominal operating cell temperature (NOCT) : Nhiệt độ hoạt động của Cell.
Kiến Thức Tấm Pin NLMT

Kiến Thức Tấm Pin NLMT

INVERTER

Inverter nôm na biến điện DC các tấm pin thành điện AC để dùng. Ta sẽ đi phân tích các thông số DC.

DC INPUT CỦA INVERTER

STRING LÀ GÌ:

String là việc mắc nối tiếp các tấm pin với nhau. Khi nói Inverter Huawei 110KTL có 20 String có nghĩa là ta có thể mắc vào Inverter 20 dàn pin. Mỗi dàn pin này các tấm pin được mắc nối tiếp với nhau.

MAX INPUT VOLTAGE: Điện áp ngõ vào DC tối đa cho phép của inverter. Điện áp hở mạch của một string sẽ luôn luôn phải nhỏ hơn con số này. CÁCH TÍNH TOÁN THÌ LẤY SỐ VoC từng tấm pin x số lượng tấm pin dự định lắp nối tiếp trong 1 string.

MAX INPUT CURRENT: Cường độ dòng điện vào tối đa cho phép của Inverter. Cách tính toán: chính là số Isc của tấm pin trong 1 string.

MAX SHORT CIRCUIT CURRENT: Cường độ dòng điện ngắn mạch tối đa. Cho biết khả năng chịu được cường độ dòng điện tối đa của Inverter trong trường hợp gặp sự cố thiết bị.

FULL POWER MPPT VOLTAGE RANGE: Dải điện áp tối đa hoạt động của MPPT. Chỉ số này cho biết mức hoạt động tối ưu nhất cùa hệ thống. Nên lắp string sao cho điện áp từng String luôn nằm trong dải này.

Tags : Công ty chúng tôi chuyên phân phối tấm pin quang điện của một số thương hiệu nổi tiếng như: Canadian, QCell…Inverter: HuaweiSMA, ABB…công suất từ 3kwp đến 2mwp. Các Combo lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Mọi chi tiết xin liên hệ – Kiến Thức Tấm Pin NLMT

  • Công Ty TNHH XNK Điện Máy Đại Phong
  • Đc : 36C/14, Đường 16, Linh Trung, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline : 0855 94 95 96 (Zalo)
  • Email : sales@daiphongpower.com
  • Website : https://daiphongpower.com – dienmaydaiphong.com